I, Đọc hiểu
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: So sánh "kích thước như chui ra từ một khuôn".
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Thể hiện tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Câu 3:
- Hãy biết nhận thức đúng giá trị của chính bản thân mình.
- Đừng thấy ai hơn mình là bì tị, so sánh. Thay vào đó hãy cố gắng, nỗ lực để hơn họ.
- Đừng đứng núi này trông núi nọ.
Câu 4:
- Tôi đồng tình
- Vì:
+ Câu chuyện đã đem đến cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa
+ Mỗi người hãy đừng bao giờ suy nghĩ người khác hơn mình, hay mình đang thua kém, không bằng ai đó.
+ Hãy không ngừng học hỏi, làm việc để vượt qua được những điều tầm thường của bản thân.
II, Làm văn
Đoạn trích trên đã đưa đến cho chúng ta một bài học quý giá về sự cứng cỏi của mỗi người trong cuộc sống. Vậy sự cứng cỏi là gì? Đó là sự dũng cảm, bản lĩnh, không lùi bước, không bị chênh vênh bởi những định kiến bên ngoài. Người có sự cứng cỏi luôn là những người không bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh. Họ luôn làm chủ bản thân. Thực tế chúng ta đã bắt gặp rất nhiều người luôn có sự cứng cỏi trong mình. Như Mark Zekerberg - người sáng lập ra mạng xã hội Facebook, có ai biết rằng ông đã vượt qua biết bao định kiến từ mọi người khi từ bỏ đại học Harvard để đi thực hiện điều ông mong muốn. Thật vậy, cứng cỏi - nó sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp bạn vượt qua những định kiến của người đời để tiến lên phải trước. Thử hỏi xem nếu bạn luôn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài thì sao bạn có thể bước đến thành công. Tuy nhiên, cứng cỏi ở đây không đồng nghĩa với cứng đầu, khó bảo. Cần phân biệt rõ hai tính từ ấy. Chính vì vậy, mỗi người hãy trang bị cho mình sự dũng cảm, bản lĩnh, không bị dao động, lung lay bởi những dông tố của cuộc đời.